Triệu tập Điều tra viên đến phiên tòa: Tư cách tham gia tố tụng là gì và vị trí ngồi đâu là phù hợp?

(LSVN) - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã được sửa đổi căn bản và toàn diện gồm 510 Điều, được bố cục thành 09 phần, 36 chương. Trong đó, bổ sung mới 176 Điều, sửa đổi 317 Điều, giữ nguyên 17 Điều, bãi bỏ 26 Điều. Các chế định quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 thể hiện tính khoa học, tiến bộ và có tính khả thi cao; đã tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được Hiến định.

Xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài một số vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện

(LSVN) - Với xu thế toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, thời gian qua người nước ngoài đến Việt Nam công tác, thăm thân, du lịch, học tập và lao động ngày càng trở nên đông đúc. Bên cạnh những mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội thì việc người nước ngoài vi phạm pháp luật nói chung, trong đó vi phạm hành chính về giao thông đường bộ nói riêng có xu thế gia tăng, phức tạp. Trong phạm vi bài viết, tác giả đi sâu phân tích một số vấn đề khó khăn, vướng mắc thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đối với người nước ngoài và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Tranh luận nảy lửa: 'Chức vụ, quyền hạn' và vấn đề chủ thể trong các vụ án hình sự

(LSVN) - Vừa qua, trong một vụ án hình sự lớn đang được dư luận quan tâm. Liên quan đến việc truy tố một bị cáo về tội "Tham ô tài sản" (Điều 353 BLHS 2015) khi người này tuy không có chức vụ, không được bầu, bổ nhiệm… nhưng đã dùng “quyền lực mềm”, dùng “sự ảnh hưởng” của mình để tác động đến những người có chức vụ tại doanh nghiệp, qua đó chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp này.

Khái niệm cụ thể và các dấu hiệu pháp lý về tội 'Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức' và tội 'Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức'

(LSVN) - Pháp luật hình sự hiện hành chưa đưa ra một khái niệm cụ thể và các dấu hiệu pháp lý về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Qua đó, tác giả có quan điểm về khái niệm và dấu hiệu pháp lý tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm khi bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa xét xử phúc thẩm

(LSVN) - Việc rút yêu cầu khởi tố của bị hại tại phiên tòa phúc thẩm đã được pháp luật quy định và TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 254/TANDTC-PC ngày 26/11/2018 để hướng dẫn, tuy nhiên thực tiễn áp dụng vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Do đó, để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao cần sớm ban hành Nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật những vấn đề còn vướng mắc đã phân tích trên.

Bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về di chúc tự viết

(LSVN) - Ghi nhận điểm chỉ là một điều kiện thay cho chữ ký là sự ghi nhận linh hoạt của luật khi có những người lập di chúc không muốn ký hoặc chữ viết trong ngôn ngữ của họ không tiện để ký. Nhưng trong những trường hợp này, cần có yêu cầu về lời chứng của người lập di chúc trong bản di chúc để thể hiện ý chí xác định họ đã thể hiện sự đồng ý và công nhận di chúc. Quy định theo hướng này bổ sung thêm sự lựa chọn cho người lập di chúc bên cạnh chữ ký là điểm chỉ, giúp cho việc lập di chúc được thuận lợi hơn và cũng tránh rủi ro khi di chúc có thể mới chỉ là bản thảo (do người lập di chúc bị động trong việc điểm chỉ vào bản di chúc). Lời chứng khẳng định trong di chúc để đảm bảo di chúc là sự ghi nhận chính xác ý chí và mong muốn của người lập di chúc.